Bệnh mốc sương là một trong những loại bệnh hại phổ biến trên cây trồng. Bệnh mốc sương thường gây hại trên nhãn, vải, cà chua, khoai tây,… và các loại cây ăn quả khác, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng. Nếu có các biện pháp canh tác phù hợp và kịp thời sử dụng các loại thuốc trừ bệnh mốc sương sẽ nâng cao hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh
Bệnh mốc sương là gì
Bệnh mốc sương trên cà chua và các loại quả khác (hay còn gọi là bệnh sương mai) do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm bệnh tồn tại dưới dạng sợi, được phát tán và lây lan nhờ vào gió và nước.
Một số cây trồng có thể nhiễm bệnh mốc sương phổ biến hiện nay như: mốc sương khoai tây, cà chua, nhãn, vải, nho, ớt…
Triệu chứng của bệnh mốc sương hại nhãn vải và các loại cây ăn trái khác
Bệnh mốc sương cà chua
– Vết bệnh mốc sương thường xuất hiện ở mép lá những đốm nhỏ màu xanh nhạt, hơi ướt, lớn dần lan vào phía trong phiến lá, màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá còn mặt dưới lá hình thành một lớp mốc trắng như sương
– Trên thân cây sẽ có các vết bệnh dạng dài, màu nâu, hơi lõm vào vỏ thân.
– Mốc sương xuất hiện ở mặt trên của quả những đốm màu xanh xám, có vẻ ướt; vết bệnh sẽ lớn dần và chuyển sang màu trắng đục rồi từ từ biến thành nâu, hơi lõm; quả nhăn nheo, có viền rõ và bên trong có thể bị thối.
Bệnh mốc sương khoai tây:
– Mốc sương xuất hiện đầu tiên ở phần mép lá hình thành những đốm nhỏ có màu xanh nhạt, hơi ướt; sau đó chuyển sang màu nâu. Theo thời gian, vết bệnh lớn dần ra, không có hình dạng nhất định sau đó co lại, xuất hiện lớp mốc trắng.
– Trên thân cây khoai tây các vết bệnh sẽ có màu xanh nhạt, hơi ướt; lớn dần và chuyển sang nâu bao quanh thân.
– Các vết bệnh trên củ có màu nâu, hơi lõm vào trong; dần dần làm củ bị thối mềm, có mùi hôi, thối.
Điều kiện phát sinh phát triển
Mốc sương phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao, âm u, nhiệt độ không khí thấp trong biên độ từ 18 đến 22 độ C. Vì vậy, với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, bệnh có khả năng xuất hiện và tăng trưởng quanh năm, tuy nhiên, cần chú ý hơn cả trong các vụ Đông Xuân.
Các biện pháp canh tác phòng trừ bệnh mốc sương cà chua và các loại quả khác
Để phòng trừ mốc sương hiệu quả, bà con nên áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý ngay từ đầu vụ để ngăn không cho bệnh mốc sương có cơ hội phát sinh và phát triển. Một số biện pháp canh tác hiệu quả như:
– Lựa chọn các giống kháng bệnh hoặc nhiễm bệnh nhẹ để gieo trồng.
– Trước khi trồng nên vệ sinh đồng ruộng và tiêu hủy các tàn dư cây trồng từ vụ trước
– Không nên trồng luân canh với cây họ cà như cà chua, cà tím, ớt, khoai tây…
– Tăng cường sức chống chịu của cây trồng với bệnh mốc sương bằng cách bón kali
– Thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện bệnh nhất là khi thời tiết thích hợp cho bệnh mốc sương phát sinh. Khi phát hiện các triệu chứng cây trồng bị nhiễm mốc sương cần lập tức ngắt bỏ và tiêu huỷ ngay lá và quả nhiễm bệnh để hạn chế bệnh lây lan..
– Sử dụng các loại thuốc trị bệnh mốc sương khi phát hiện bệnh, nên phun ướt toàn bộ các bộ phận của cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn của nhà sản xuất
Thuốc trị bệnh mốc sương
Nhằm giúp bà con nông dân xua tan nỗi lo bệnh bạc lá trên lúa, Công ty Cổ phần Vật tư Tây Đô Long An đã không ngừng nghiên nghiên cứu, mang đến giải pháp cho cây lúa bằng các loại thuốc trị bệnh mốc sương sau đây:
CHAPAON 770WP là thuốc trừ bệnh gốc đồng, có tác động nội hấp, phổ tác động rộng, bảo vệ cây trồng. Đặc trị các loại bệnh hại như: sương mai, mốc sương hại khoai tây, thán thư hại điều. Khô vằn, vàng lá, lem lép lạt, bạc lá hại lúa. Rỉ sắt, rụng quả, tảo đỏ, nấm hồng, bệnh do Fusarium, thán thư, thối rễ trên cây cà phê. Vàng lá, đốm rong, chết chậm, thán thư trên hồ tiêu.
CHAPAON 770WP có thể pha chung với các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác, nên pha thử 1 lượng nhỏ trước để xem khả năng hỗn hợp của thuốc.
BYPHAN 800WP có tác dụng như áo giáp bảo vệ cây sạch bệnh, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. BYPHAN 800WP là thuốc trừ bệnh dạng tiếp xúc, phổ tác động rộng trên nhiều loại cây trồng.
Với công thức độc đáo Byphan còn cung cấp vi lượng kẽm (Zn) và Mangan (Mn) giúp tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, quang hợp, trao đổi chất cho cây. Hoạt chất Mancozeb được các công ty đăng kí phòng trừ các bệnh mốc sương, đốm lá, hại cà chua, khoai tây, bệnh sương mai, thán thư hại rau, xoài, ớt, chè, bệnh phấn trắng, chết cành hại nho và các cây ăn quả, bệnh đốm lá, mốc xanh hại thuốc lá, bệnh gỉ sắt cà phê, cây cảnh.
Liên hệ với Công ty Cổ phần Vật tư Tây Đô Long An để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc kịp thời cho mùa màng bội thu, không lo các vấn đề bệnh hại cây trồng.
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TÂY ĐÔ LONG AN
Nhà máy: Lô B212, đường số 05, KCN Thái Hòa, Tân Hòa, Đức Lập Hạ, Đức Hòa, Long An
Văn phòng đại diện: phòng 407- 410, lầu 4 tòa nhà KCN Vĩnh Lộc, Lô A59/I, đường số 7, KCN Vĩnh Lộc
phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TPHCM
Tel: 028.54254389
Fax: 028.54281740
Email: [email protected]
Cây bị bệnh mốc kẽ hoa thì điều trị đc ko 0968633879
Cây bị bệnh mốc kẽ hoa thì điều trị đc ko tư vấn mình với