5/5 - (1 bình chọn)

Sầu riêng là một trong những loại quả mang lại nhiều giá trị kinh tế cho bà con nhà vườn. Tuy nhiên việc canh tác sầu riêng không phải lúc nào cũng thuận tiện và dễ dàng. Một trong những vấn đề khiến bà con lo lắng nhất chính là bệnh thối trái sầu riêng. Nếu phát hiện bệnh nhưng không can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Gây mất mùa và ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của nhà vườn. 

bệnh thối trái sầu riêng

Thông qua bài viết dưới đây, Tây Đô JSC hy vọng có thể cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất về bệnh nấm trái sầu riêng. Từ đó dễ dàng quản lý và điều trị, góp phần bảo vệ cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm.  

Bệnh thối trái sầu riêng: Đâu là nguyên nhân chính? 

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối trái sầu riêng là do nấm Phytophthora palmivora. 

Điều kiện thuận lợi nhất cho nấm phát triển là vào mùa mưa, khi độ ẩm tăng cao và nhiều sương mù. Thời tiết thất thường, âm u. Ngoài ra, việc một số vườn sầu riêng trồng quá dày, ẩm thấp và rậm rạp cũng là tác nhân thuận lợi để bào tử nấm phát triển hơn. Hoặc vườn cây có khả năng thoát nước kém cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh thối trái sầu riêng. 

Các vết xước hoặc vết đục của sâu bọ côn trùng cũng góp phần khiến sầu riêng dễ bị nấm hại xâm nhập hơn. 

Biểu hiện của bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái sầu riêng là một bệnh nguy hiểm và tương đối khó điều trị hơn một số bệnh khác. Bệnh không những gây thối trái mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác của cây. 

Biểu hiện của bệnh thối trái sầu riêng:

  • Trên thân cây: Đầu tiên, phần vỏ cây sẽ có những đốm sậm màu và hơi ướt. Qua một thời gian ngắn, vết sậm màu sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ cây bắt đầu xuất hiện vết nứt và chảy nhựa vàng. Phần thân gỗ tại những vết bệnh cũng đổi sang màu nâu. Nấm bệnh không chỉ tấn công phần thân và cành thấp, mà đôi khi còn có thể phát triển và gây hại trên cành cao.
  • Trên lá: Biểu hiện trên lá khá đơn giản và dễ quan sát. Khi cây nhiễm bệnh, lá sẽ bị cháy khô. Thường cháy từ rìa lá vào bên trong, dẫn đến bị héo và rụng dần.
  • Trên quả: Nghiêm trọng nhất là nấm bệnh tấn lên trái sầu riêng. Bệnh thối trái sầu riêng dễ dẫn đến tình trạng thối trái hàng loạt thay vì đơn lẻ. Ban đầu, dấu hiệu bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen, rồi dần lan tỏa ra xung quanh trái. Sau đó, chúng phát triển thành những vùng lõm lớn và bắt đầu ăn sâu vào phần thịt quả. Giai đoạn này quả sầu bị bệnh sẽ có mùi hôi thối khó chịu, phần thịt bên trong bị mềm nhũn, thối rữa. Nếu điều kiện thời tiết xấu dần, nấm bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và hình thành những mảng tơ nấm màu trắng. Bệnh gây thối trái, làm trái chín sớm (chín háp), … . Đặc biệt, bệnh thối trái sầu riêng có thể diễn ra sau khi trái đã được thu hoạch.

Thuốc trị bệnh thối trái sầu riêng

Khi phát hiện trái bị nấm bệnh tấn công và đã có biểu hiện rõ rệt, bà còn cần chủ động cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận nhiễm bệnh. Tránh để lâu nấm bệnh có thể lan đến những vùng khác trên cây hoặc lan sang cây khác.

Tại Tây Đô JSC, bà con có thể tham khảo các thuốc trị bệnh thối trái sầu riêng dưới đây:

  • RIDO TADO: là thuốc phòng trừ nấm bệnh hiệu quả, có tác động vừa phòng ngừa vừa trị bệnh hại trên cây trồng.
  • MASTER PLUS 225SC – TADO 4.0 cũng sẽ là một sự lựa chọn để bà con cân nhắc. MASTER PLUS 225SC – TADO 4.0 chứa hoạt chất Picoxystrobin. Đây là loại hoạt chất có khả năng diệt nấm trên phổ rộng, với tốc độ thẩm thấu nhanh và cho hiệu quả kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Tham khảo thông tin chi tiết về sản phẩm tại các đường dẫn dưới đây:

>> RIDO TADO – Tây Đô JSC

>> MASTER PLUS 225SC – TADO 4.0 – Tây Đô JSC

Cách phòng ngừa bệnh thối trái sầu riêng

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh nấm trái sầu riêng. Bà con tham khảo để có thể xử lý vườn tược. 

  • Cải tạo hệ thống thoát nước và nạo mương rãnh: Đảm bảo rằng vườn của bạn có hệ thống thoát nước tốt và nạo mương rãnh để ngăn ngừa nước tù đọng. Điều này giúp tránh tình trạng thấp nước và làm cho đất luôn thoát nước tốt.
  • Tạo nền đất tơi xốp, thoáng khí: Tạo một nền đất mềm mại, thoáng khí, không nén chặt và có khả năng thoát nước tốt. Điều này giúp cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ.
  • Bổ sung dinh dưỡng đúng cách: Đảm bảo việc bổ sung dinh dưỡng cân đối cho cây. Đặc biệt tránh sự dư thừa đạm, điều này có thể gây hại cho cây.
  • Sử dụng phân hữu cơ và phân chuồng đã qua xử lý: Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ và phân chuồng đã qua xử lý để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bạn cũng có thể ủ chúng bằng nấm Trichoderma để tạo ra phân giàu vi sinh có lợi.
  • Phòng trừ nấm khuẩn định kỳ: Sau khi cây sầu riêng đã đậu quả, bà con nhớ phun phòng trừ nấm và khuẩn định kỳ, khoảng 10 – 15 ngày một lần. Điều này giúp bảo vệ cây khỏi các vấn đề liên quan đến nấm và khuẩn.
  • Kiểm tra thường xuyên vườn cây: Bà con hãy thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào mà cây sầu riêng có thể gặp phải và có biện pháp xử lý kịp thời.

>> Bà con lưu ý: nấm khuẩn gây bệnh thối trái sầu riêng luôn tồn tại trong đất. Để ngăn ngừa hiện tượng sầu riêng bị thối trái, việc xử lý nấm bệnh trong đất là cần thiết. Nếu không thực hiện điều này, bệnh có thể tái phát khi thời tiết ẩm ướt và độ ẩm cao.

Bài viết bên trên là tổng hợp các thông tin cần thiết cho bà con về bệnh thối trái sầu riêng. Hy vọng với những kiến thức trên, Tây Đô JSC đã giúp ích được cho bà con để chăm sóc và nuôi dưỡng sầu riêng tốt hơn. 

Để lại một vài ý kiến của bạn theo khung thông tin bên dưới nhé! Thông tin của bạn được đảm bảo an toàn theo Chính sách bảo mật