4.3/5 - (3 bình chọn)

Sâu đục thân hại lúa là một trong những loại sâu bệnh gây hại nặng nề cho cây lúa. Nếu không có những biện pháp phòng trừ sâu đục thân và quản lý hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến cho năng suất của đồng ruộng giảm sút đáng kể và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của bà con nông dân.

sâu đục thân hại lúa
Sâu đục thân hại lúa – Tìm hiểu về phương pháp phòng trừ và quản lý

Trong bài viết dưới đây, Tây Đô JSC sẽ cung cấp đến bà con các thông tin chi tiết về sâu đục thân hại lúa. Từ đó sẽ có cách phòng ngừa và tiếp cận để tiêu trừ sao cho hiệu quả.

Các loại sâu đục thân hại lúa phổ biến

Hiện nay, nạn sâu đục thân hại lúa chủ yếu bị tấn công bởi 4 loại sâu hại sau:

  •  Sâu đục thân bướm hai chấm
  •  Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
  •  Sâu đục thân năm vạch đầu đen
  •  Sâu bướm Cú mèo.

Trong các loại nêu trên, thì sâu đục thân hai chấm hại lúa là loại được phát hiện nhiều nhất với tỉ lệ lên đến 95 – 98%. Vậy nên các phương pháp phòng ngừa và điều trị sẽ thường tập trung để tiêu diệt loại sâu hại này.

Scirpophaga incertulas là tên khoa học của loài sâu đục thân bướm hai chấm hại lúa. Đây là loài sâu hại ưa thích môi trường ấm nóng có độ ẩm không khí cao. Thế nên các đồng lúa ở miền Nam nước ta ( và một số tỉnh miền Trung ) thường dễ bị sâu đục thân hại lúa tấn công hơn so với miền Bắc.

Điểm đáng nói là sâu đục thân bướm hai chấm có khả năng gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa kể cả giai đoạn mạ. Thế nên bà con cần nắm rõ các đặc tính của loài sâu này để bảo vệ đồng lúa và vụ mùa tốt nhất.

sâu đục thân hại lúa
Sâu đục thân bướm hai chấm chiếm khoảng 95 – 98%

Tập quán sinh sống và quy luật gây hại của sâu bướm hai chấm đục thân lúa

Dưới đây là chi tiết về các đặc điểm hình thái, vòng đời và tập quán sinh sống cũng như tập quán gây hại của sâu đục thân hại lúa (bướm hai chấm):

Đặc điểm hình thái

Về đặc điểm hình thái, có 4 hình thái theo 4 giai đoạn phát triển của sâu đục thân hại lúa. Bà con cần nắm rõ để quan sát và theo dõi đồng lúa:

– Trứng: Trứng được đẻ sẽ có ổ hình bầu dục, đoạn giữa nhô cao và trên bề mặt là một lớp lông màu vàng nhạt. Trứng lúc mới để có màu trắng, rồi dần chuyển sang màu vàng nhạt, ngà ngà. Trứng trước khi nở thành sâu con sẽ có màu đen.

– Sâu non: Sâu non có chiều dài từ 21 – 25mm, phần đẫy sức màu trắng sữa, phần đầu có màu nâu vàng.

– Nhộng: Nhộng cái và nhộng đực sẽ có đặc điểm hình dạng khác nhau. Nhộng cái sẽ có chân sau chỉ dài đến đốt bụng thứ 5, riêng nhộng đực thì dài đến đốt bụng thứ 8. Giai đoạn đầu nhộng sẽ có màu trắng sữa rồi chuyển màu vàng nhạt sau một khoảng thời gian.

– Con trưởng thành (hay còn được gọi là ngài):

  • Ngài đực: Phần đầu ngực và cánh trước của ngài đực có hình tam giác màu nâu vàng nhạt. Ở trung tâm cánh có một chấm đen, ngoài ra sẽ có vệt xiên màu nâu đen từ đỉnh cánh đến mép sau. Ngài đực sẽ có mắt kép, to và đen hơn so với ngài cái.
  • Ngài cái: Ngài cái thường  có màu vàng nhạt hoặc màu trắng ám vàng. Điểm khác biệt dễ nhận biết so với ngài đực là phần lông màu vàng nhạt phía cuối bụng. Ở đoạn giữa cánh có một chấm đen.
sâu đục thân hại lúa
Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa qua từng giai đoạn

Vòng đời

Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm thường có vòng đời giao động từ 43 – 66 ngày. Tuỳ vào nhiệt độ, môi trường mà mỗi giai đoạn sẽ có thời gian phát triển riêng:

– Nhiệt độ từ 19 – 25C:

  • Trứng: 8 – 19 ngày
  • Sâu non: 36 – 39 ngày
  • Nhộng 12 – 16 ngày
  • Bướm vũ hoá và đẻ trứng: 3 ngày

– Nhiệt độ từ 26 – 30C:

  • Trứng: 7 ngày
  • Sâu non: 25 – 33 ngày
  • Nhộng: 8 – 10 ngày
  • Bướm vũ hoá và đẻ trứng: 3 ngày

Tập quán sinh sống và gây hại

Sau khi trải qua mùa Đông sâu non sẽ hoá nhộng vào mùa Xuân.

– Trước khi hóa nhộng, sâu con sẽ đục sẵn các lỗ ở trên thân cây, chỉ giữ lại một lớp biểu bì rất mỏng. Việc này giúp cho sau khi vũ hoá, chúng dễ dàng đục chui ra hơn. Thông thường, quá trình nhộng hóa sẽ diễn ra trong thân cây lúa, ở phần gốc cánh mắt đất từ 1 – 2cm.

– Với nhiệt độ từ 23 – 30oC và độ ẩm trên 90% – Đây là môi trường lý tưởng nhất để sâu đục thân phát triển.

– Thời kỳ đẻ nhánh rộ đặc biệt ở giai đoạn làm đòng – trổ là thời gian xung yếu và dễ bị sâu đục thân tấn công.

– Trong một năm sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa sẽ có tổng cộng 7 lứa phát triển và gây hại, trong đó các lứa 2,3,5,6 là những lứa mà bà con cần quan tâm vì đây là thời gian đặc biệt quan trọng đối với sản xuất:

  • Lứa thứ 2: Đây là lứa cuối của vụ Chiêm Xuân.
  • Lứa thứ 3: Đây là lứa đầu tiên trong vụ Mùa. Sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa sẽ tập trung phá hại trên lúa mạ đầu mùa.
  • Lứa thứ 5: Đây là lứa gây hại nghiêm trọng đối với lúa Mùa cấy sớm đang giai đoạn làm đòng và trổ bông.
  • Lứa thứ 6: Giai đoạn này sâu đục thân hại lúa sẽ gây hại cho lúa Mùa đang trổ.
sâu đục thân hại lúa
Bà con cần nắm rõ tập quán sinh sống và gây hại của sâu bệnh để dễ dàng ứng phó

Sâu đục thân hại lúa có những triệu chứng gì?

Đối với những giai đoạn khác nhau, triệu chứng biểu hiện cũng khác nhau. Bà con có thể tham khảo cụ thể sau đây:
  • Giai đoạn gieo mạ hoặc làm đòng: Ở giai đoạn này khi bị sâu đục thân hại lúa tấn công mạ non dễ bị chết khô, dảnh lúa bị héo. Hoạt động gây hại chính của sâu là đục từ ngoài vào đến phần nõn giữa và hút lấy chất dinh dưỡng từ đó.
  • Giai đoạn mạ lúa đã lớn: Nếu bị sâu đục thân tấn công lại dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ.
  • Giai đoạn đẻ nhánh: Trong giai đoạn này, sâu sẽ đục vào phần thân dưới và gây ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền các chất dinh dưỡng, nhựa khiến lá non bên trên không thể phát triển. Ban đầu lá non sẽ bị cuốn dọc lại, rồi chuyển từ màu xanh mạ sang xanh sẫm, sau cùng chuyển vàng và héo khô.
sâu đục thân hại lúa
Sục đục thân hại lúa khiến lá không thể hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến héo vàng
  • Giai đoạn lúa đứng làm đòng: Sâu non sẽ tập trung tấn công phía trong bẹ và đục vào phần ống.
  • Giai đoạn trổ bông: Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, nếu sâu đục thân tấn công vào lúc này, bông lúa sẽ không thể trổ hoặc nếu trổ thì sẽ bị bạc bông.
sâu đục thân hại lúa
Nếu sâu đục thân hại lúa tấn công vào giai đoạn trổ bông dễ dẫn đến tình trạng bạc bông

Tóm lại, cơ chế chung của sâu đục thân hại lúa là đục vào bên trong thân để “mượn” nơi ở và hút chất dinh dưỡng của cây. Từ đó, khiến lúa chậm phát triển, khô héo và chết dần. Bà con sẽ không thể biết trước được giai đoạn nào sâu đục thân tấn công, thế nên hãy thăm đồng thường xuyên, quan sát đồng lúa và so sánh với các triệu chứng của từng giai đoạn nêu trên.

Các biện pháp phòng ngừa và quản lý sâu đục thân hại lúa

Dưới đây là các cách hiệu quả để phòng ngừa cũng như quản lý khi lúa bị sâu đục thân bướm 2 chấm tấn công:

Cách phòng ngừa sâu đục thân hại lúa hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa sâu đục thân hại lúa gồm:

  • Cày bừa và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch: Việc cày bừa giúp lật gốc rạ, đồng thời loại bỏ những mảnh vụn, thân lá của cây trồng, từ đó giảm bớt nguồn cung cấp thức ăn cho sâu đục thân. Ngoài ra, việc vệ sinh đồng ruộng cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ các ổ bệnh, tổ của sâu đục thân trên mặt đất, hạn chế khả năng sinh sản và phát triển của chúng.
  • Gieo mạ thành từng khoảng, từng giống: Cách này giúp tiện lợi cho công tác chăm sóc và giám sát cây trồng. Đồng thời hạn chế sự lây lan của sâu đục thân giữa các cây trồng cùng giống. Giúp phát hiện và xử lý sớm các vụ nhiễm sâu, giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi sâu đục thân.
  • Trồng cây thu hút thiên địch: Các loại cây thu hút thiên địch, chẳng hạn như tò vò, các loài họ ong bắp cày, ong mắt đỏ, nên được trồng xung quanh ruộng lúa. Những loài này có thể là những kẻ thù tự nhiên của sâu đục thân, giúp giảm bớt số lượng sâu trong đồng lúa một cách tự nhiên và hiệu quả.
  • Cân đối lượng phân bón: Việc sử dụng phân bón cân đối, đúng quy trình giúp tăng cường sức đề kháng của cây trồng, giúp chúng chống lại sâu đục thân và các bệnh hại khác. Cần tránh sử dụng phân bón có lượng đạm quá cao, vì đây là một yếu tố khuyến khích sự phát triển của sâu đục thân.
  • Điều tiết nước tưới: Việc điều tiết lượng nước tưới cho cây trồng cũng là một biện pháp phòng ngừa sâu đục thân. Nếu cây trồng bị dư nước, đặc biệt là vào giai đoạn mọc trổ. Nước thừa có thể làm tăng độ ẩm trong môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của sâu đục thân. Do đó, cần kiểm soát lượng nước tưới sao cho phù hợp với nhu cầu của cây trồng, tránh dư thừa nước.
sâu đục thân hại lúa
Phương pháp canh tác khoa học kết hợp với các công tác phòng ngừa hợp lý sẽ hạn chế sâu bệnh

Trên là những gợi ý trong công tác phòng ngừa bệnh từ Tây Đô JSC. Tuy nhiên tùy vào môi trường, tình hình đồng lúa và vụ mùa, sẽ có cách tiếp cận khác nhau. Bà con cũng có thể tham khảo ý kiến cho kỹ sư nông nghiệp địa phương để quá trình canh tác diễn ra suôn sẻ hơn.

Biện pháp quản lý khi lúa bị sâu đục thân tấn công

Biện pháp quản lý là tiêu trừ cũng sẽ khác nhau qua từng giai đoạn và biểu hiện bệnh. Nếu phát hiện sâu đục thân hại lá ở giai đoạn đầu, bà con có thể dùng các biện pháp thủ công không can thiệp thuốc bảo vệ thực vật để xử lý. Việc này vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí làm nông.

Một số biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng như: bẫy lồng đèn, ngắt bỏ lúa héo và tiêu trừ ổ trứng.

Khi phát hiện mật độ trứng sâu khoảng nửa ổ trên 1m2 ở giai đoạn làm đòng và kết hợp với việc theo dõi bướm vũ hóa trước lúa trổ. Bà con có thể dùng các chế phẩm bảo vệ thực vật để quản lý sâu bệnh.

sâu đục thân hại lúa
Cần sử dụng các chế phẩm sinh kịp thời và hợp lý để bảo vệ lúa

Hiện nay, Tây Đô JSC đang cung cấp các loại thuốc bảo vệ thực vật tiêu trừ sâu đục thân hại lúa hiệu quả và giá tốt. Trong đó có 2 dòng sản phẩm bao gồm Song Mã 63EC và BIPERIN 100EC đặc biệt được đông đảo bà con tin dùng bởi hiệu quả nhanh chóng và tối ưu.

sâu đục thân hại lúa
Song Mã 63EC
sâu đục thân hại lúa
BIPERIN 100EC

Mời bà con tham khảo thông tin chi tiết, liều dùng và các lưu ý qua đường dẫn dưới đây:

> Song Mã 63EC – Tây Đô JSC
> BIPERIN 100EC – Tây Đô JSC

Tổng kết

Trên là chi tiết các thông tin về sâu đục thân hại lúa, cụ thể là về sâu đục thân bướm 2 chấm. Từ việc hiểu biết về các đặc điểm hình thái, vòng đời và cơ chế gây hại của chúng. Bà con dễ dàng có những cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

sâu đục thân hại lúa
Phòng ngừa và quản lý sâu bệnh hiệu quả góp phần mang đến một mùa lúa bội thu

Cũng trong bài viết trên, Tây Đô JSC đã chia sẻ đến bà con cách phòng ngừa và điều trị bệnh cơ bản. Dựa vào tình trạng và biểu hiện mà bà con nên chủ động tham khảo ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp. Hoặc nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Tây Đô JSC qua các cổng thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Vật Tư Tây Đô Long An

Địa chỉ: Lô B212, Đường số 5, KCN Thái Hoà, ấp Tân Hoà, xã Đức Lập Hạ, H. Đức Hoà, T. Long An, Việt Nam

Điện thoại: 0272 3 759 618

Email: [email protected]

Để lại một vài ý kiến của bạn theo khung thông tin bên dưới nhé! Thông tin của bạn được đảm bảo an toàn theo Chính sách bảo mật